FAQs

Tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất về ETS tại đây

FAQs2023-12-11T13:56:32+07:00

Thị trường bắt buộc

Bù trừ bằng tín chỉ các-bon trong ETS như thế nào?2023-12-21T14:07:05+07:00

Tùy thuộc vào các quy định của ETS, doanh nghiệp có thể sử dụng tín chỉ bù trừ thay cho hạn ngạch.

Mức phạt trong ETS là gì?2023-12-21T14:06:06+07:00

Doanh nghiệp vi phạm (hoặc không tuân thủ) các yêu cầu của ETS sẽ bị xử phạt. Những hình phạt như vậy nên dự đoán được, minh bạch, có ý nghĩa đủ lớn để khắc phục và ngăn chặn hành vi vi phạm trong tương lai. Các hình phạt có thể yêu cầu doanh nghiệp vi phạm phải nộp phạt và có thể khiến cá nhân doanh nghiệp phải chịu hình phạt dân sự và/hoặc hình sự.

Tuân thủ trong ETS là gì?2023-12-21T14:03:31+07:00

Một doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của ETS được coi là tuân thủ khi nó đã đáp ứng mọi nghĩa vụ của ETS, bao gồm nhưng không giới hạn về những yêu cầu liên quan đến MRV, tham gia thị trường, nắm giữ và sau đó giao nộp một số lượng hạn ngạch và/hoặc tín chỉ bù trừ tương ứng với lượng phát thải của doanh nghiệp.

Thời hạn của hạn ngạch là gì?2023-12-21T14:01:54+07:00

Vintage của một hạn ngạch là khoảng thời gian đầu tiên (thường là một năm) khi hạn ngạch này có thể được sử dụng để đáp ứng nghĩa vụ tuân thủ của doanh nghiệp. Tùy theo yêu cầu của ETS, các hạn ngạch năm trước có thể được lưu giữ và chuyển sang các năm tiếp theo, nơi mà chúng có thể được sử dụng để đáp ứng nghĩa vụ tuân thủ sau này.

Hạn ngạch phát thải KNK là gì?2023-12-21T14:38:50+07:00

Một công cụ do chính phủ ban hành nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp nằm trong ETS khả năng phát thải một tấn CO2tđ theo quy định phù hợp với các điều kiện của ETS. Thông thường, các hạn ngạch phát thải được ban hành với các 'vintage' xác định khoảng thời gian (thường là một năm cụ thể) mà các hạn ngạch có thể được doanh nghiệp giao nộp lần đầu tiên cho cơ quan quản lý ETS. Nếu được ETS cho phép, khoản hạn ngạch có thể được giao nộp trong năm xác định (vintage) hoặc bất kỳ năm nào sau đó.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để tham gia vào ETS và thị trường các-bon ở Việt Nam?2023-12-09T10:52:16+07:00

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để tham gia vào ETS và thị trường các-bon ở Việt Nam?

Những doanh nghiệp nào có thể phải tham gia vào ETS trong tương lai của Việt Nam?2023-12-25T14:58:13+07:00

Theo kết quả từ dự án Sáng kiến Sẵn sàng thị trường carbon Việt Nam (VN PMR), các ngành thép, xi măng và nhiệt điện có thể là những ngành có thể được quản lý theo ETS thí điểm của Việt Nam. Đây là những công ty có hồ sơ phát thải cao, dữ liệu sẵn có và đáng tin cậy cho MRV, và tiềm năng giảm phát thải cao.

Lộ trình phát triển ETS ở Việt Nam là gì?2023-12-25T13:41:46+07:00

Nghị định số 06/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 07/01/2022, về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đã đề ra lộ trình phát triển cho thị trường carbon quốc gia trong Điều 17 như sau.

1. Giai đoạn đến hết năm 2027

a) Xây dựng quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon;

b) Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025;

d) Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các-bon.

2. Giai đoạn từ năm 2028

a) Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon chính thức trong năm 2028;

b) Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.

 

Các bước để xây dựng một ETS là gì?2023-12-25T14:00:36+07:00

Có rất nhiều công việc cần phải làm để thành lập ETS. Quá trình thiết kế ETS là một quá trình lặp lại chứ không phải tuân theo từng bước một. Theo “Thực tiễn thương mại phát thải: Sổ tay về thiết kế và thực hiện”, việc thiết kế và triển khai một ETS có thể tuân theo quy trình 10 bước, bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Thu hút các bên liên quan, trao đổi và xây dựng năng lực

Bước 3: Quyết định phạm vi

Bước 4: Đặt giới hạn

Bước 5: Phân bổ hạn ngạch

Bước 6: Thúc đẩy một thị trường hoạt động tốt

Bước 7: Đảm bảo tuân thủ và giám sát

Bước 8: Xem xét việc sử dụng tín chỉ bù trừ

Bước 9: Xem xét việc liên kết

Bước 10: Thực hiện, đánh giá và cải tiến

Thị trường tự nguyện

Những loại hình dự án nào thì có thể tạo ra tín chỉ các-bon?2023-12-21T13:59:41+07:00

Một loạt các loại dự án có thể tạo ra tín chỉ carbon, tùy thuộc vào tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn đều công bố một danh sách các phương pháp, đề xuất dự án phải tuân theo một trong những phương pháp đủ điều kiện đó để có thể tạo ra tín chỉ carbon. Một số ví dụ phổ biến bao gồm:

Năng lượng sạch, hiệu quả sử dụng năng lượng, cải thiện quản lý rừng, giảm nạn phá rừng và trồng rừng, bảo tồn, thu hồi khí mê-tan từ các bãi chôn lấp, làm phân hữu cơ, và nhiều lĩnh vực khác.

Tính “bổ sung” là gì và tại sao nó lại quan trọng trong phát trển dự án tín chỉ bù trừ?2023-12-21T14:35:34+07:00

Một khía cạnh quan trọng của việc tham gia thị trường carbon là đảm bảo rằng các hoạt động trong thị trường carbon là bổ sung và không diễn ra trong tình trạng 'kinh doanh như thường lệ'.

Tính bổ sung là rất quan trọng đối với tính toàn vẹn của thị trường carbon tự nguyện. Nếu không có nó, các tín chỉ có thể đại diện cho mức giảm phát thải mà có thể xảy ra tự nhiên, làm mất hiệu lực cho việc giảm lượng phát thải của chúng.

Tín chỉ các-bon được tạo ra như thế nào?2023-12-21T13:56:53+07:00

Tín chỉ carbon được tạo ra thông qua việc phát triển các dự án giảm thiểu hoặc loại bỏ khí nhà kính. Các dự án này phải tuân theo các bước của quy trình vòng đời dự án: thiết kế dự án, xác nhận mô tả dự án, giám sát, báo cáo và xác minh mức giảm phát thải.

Ai chịu trách nhiệm chứng nhận các giảm phát thải là tín chỉ các-bon (Cơ chế/tiêu chuẩn các-bon là gì)?2023-12-21T13:55:40+07:00

Một số tổ chức, bên thứ ba độc lập sẽ chứng nhận tín chỉ carbon dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Một số tiêu chuẩn nổi tiếng bao gồm:

  • Tiêu chuẩn carbon được thẩm định (VCS)
  • Tiêu chuẩn vàng (GS)
  • Dự trữ Hành động Khí hậu (CAR)
  • Cơ chế phát triển sạch (CDM)

Các tiêu chuẩn này đảm bảo độ tin cậy và tính minh bạch trong thị trường carbon tự nguyện bằng cách thiết lập các phương pháp phát triển dự án, đo lường, xác minh và cấp tín chỉ.

Tín chỉ carbon là gì, sự khác biệt giữa tín chỉ các-bon và hạn ngạch phát thải KNK là gì?2023-12-21T13:52:58+07:00

Tín chỉ các-bon: Thể hiện mức giảm hoặc loại bỏ đã được xác minh của một tấn khí nhà kính (KNK), phổ biến nhất là carbon dioxide (CO2). Những tín chỉ này được tạo ra thông qua các dự án ngăn chặn hoặc loại bỏ phát thải (ví dụ: các dự án năng lượng tái tạo và bảo tồn rừng). Các công ty hoặc cá nhân có thể mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng phát thải của họ.

Hạn ngạch phát thải: Giấy phép do chính phủ hoặc cơ quan quản lý cấp để cho phép phát thải một lượng KNK cụ thể trong hệ thống mua bán phát thải. Không giống như tín chỉ, các hạn ngạch thường được phân bổ miễn phí hoặc bán đấu giá, và các công ty có thể trao đổi chúng.

Sự khác biệt chính:

  • Nguồn gốc: Tín chỉ có nguồn gốc từ các dự án giảm/loại bỏ phát thải, trong khi hạn ngạch là quyền trong hệ thống mua bán phát thải được quy định.
  • Giao dịch: Cả hai đều có thể được giao dịch trên thị trường tự nguyện hoặc tuân thủ, nhưng các hạn ngạch thường chỉ dành cho các đối tượng được quản lý trong hệ thống mua bán phát thải.
Go to Top